Máy làm mát tủ điện kiểm soát nhiệt độ bên trong tủ điều khiển nhằm mục đích ngăn chăn các sự cố gây ra bởi nhiệt độ cao, đảm bảo cho máy móc luôn hoạt động trong điều kiện tốt nhất.
Nguyên lý hoạt động
Mỗi thiết bị làm lạnh sẽ có một máy nén đặt bên trong. Tại đây, khí gas sẽ bị nén lại và được bơm vào dàn ngưng tụ. Khi gas bị nén, chúng sẽ sinh nhiệt. Người ta thường dùng quạt để tản lượng nhiệt này đi (nên chúng ta sẽ cảm nhận được nhiệt độ nóng tại đây và ta hay gọi đây là dàn nóng). Lúc này gas sẽ bị chuyển sang thể lỏng, hay gọi là chất làm lạnh và được bơm sang một van giãn nở (Expansion valve). Trên van giãn nở sẽ có một cảm biến nhiệt độ, giúp van có thể điều tiết lưu lượng, nhằm duy trì lượng môi chất vừa đủ để đi qua bộ hóa hơi (evaporator). Tại đây dung chất làm lạnh giãn nở, sẽ chuyển hóa ngược trở lại thành khí gas và gây ra hiệu ứng làm lạnh. Khí gas sau khi đi qua bộ hóa hơi sẽ lại tiếp tục đi qua máy nén và lặp lại quy trình vừa kể trên.
Để tạo ra luồng khí lạnh thổi vào trong tủ điện, khí trời bên ngoài sẽ được một quạt gió hút vào bên trong máy lạnh, thông qua tấm lọc bụi và lọc hơi nước. Sau đó, sẽ một quạt nữa để đẩy khí này đi qua phần khí gas giãn nở kể trên, để làm lạnh phần khí này trước khi được thổi vào trong tủ điện. Tiết diện phần lạnh sẽ được làm tăng tối đa, thông qua các tấm fin dẫn nhiệt bên ngoài.
Như chúng ta thấy, đối với hệ thống máy làm mát tủ điện, khí trời trước khi được thổi vào trong tủ sẽ được cẩn thận lọc đi bụi bẩn và khử hơi ẩm có trong môi trường. Đồng thời, các đường ống dẫn gas được thiết kế và gia công tỉ mỉ để tránh sự thất thoát khí gas trong quá trình vận hành.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây:
—————-
—————-
Công ty CP Đầu tư Cung Ứng Việt
Hotline: 0931.24.61.61
Email: cskh@cuv.com.vn
Website: https://cuv.com.vn/
Địa chỉ:
Miền Bắc: Số 44 Nguyễn Lân, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
Miền Trung: Số 2 Hoàng Đạo Thúy, Hòa Thọ Đông, Cẩm Lệ, Đà Nẵng
Miền Nam: Số 665 Lê Văn Tách, phường An Bình, Bình Dương